Đầu tiên, nguyên liệu chính của nước mắm sạch là cá cơm. Cá cơm phải vừa được đánh bắt xong và trung chuyển về cơ sở chế biến. Sau đó, cá cơm tươi được trộn với muối theo tỷ lệ vàng 3:1 (Tức 3 tấn cá cơm trộn đều với 1 tấn muối).
Tỷ lệ vàng này đã được duy trì trong các làng nghề làm mắm truyền thống của Việt Nam từ lâu đời, những người trong nghề cho rằng đây là tỷ lệ đẹp nhất để tạo ra loại nước mắm truyền thống ngon nhất.
Sau khi trộn đều cá cơm với muối, chúng sẽ được cho vào thùng chượp, loại thùng này khá đặc biệt khi được làm bằng gỗ và được quấn quanh gia cố bằng những sợi dây to tạo ra từ cây mây rừng.
Để đảm bảo quy trình sản xuất nuoc mam sach, người ta sẽ phủ một lớp muối dày lên cá và gài nén cá lại mà không thêm bất cứ chất bảo quản nào vào thùng.
Tiếp theo, cá sẽ được ủ ở những chiếc thùng chượp này từ 12-15 tháng, sau đó được kéo rút ra để trộn đều lại.
Khoảng trên dưới 1 năm theo phương pháp cổ truyền để phân hủy từ cá thành nước mắm. Thời gian để mắm chín phụ thuộc rất nhiều vào thùng chượp chứa, thời tiết, loại cá hay kỹ thuật chế biến khác nhau cũng có thời gian chín khác nhau. Cuối cùng, sau khi nước mắm chín, sản phẩm sẽ hoàn tất và được đóng chai để bán ra thị trường
Màu nước nắm như thế nào là ngon?
Nước mắm ngon được tạo ra từ quy trình sản xuất nước mắm sạch có thể được nhận biết dễ dàng dựa vào mắt thường nếu bạn tinh ý quan sát màu sắc của chúng.
Chúng ta nên kiểm tra nước mắm ở điều kiện đủ sáng, để có thể thấy được rõ ràng nhất màu sắc của nước mắm. Khi kiểm tra, ta dốc ngược chai xuống để kiểm tra xem có cặn hay không, nếu nước mắm trong suốt không có cặn là nước mắm ngon. Màu sắc ngon nhất của nước mắm là màu vàng rơm đến màu đỏ tươi của cánh gián.
Nếu nước mắm có màu khác lạ chẳng hạn màu xanh xám thì các bạn nên tránh xa. Tuy nhiên, các loại nước mắm truyền thống sẽ thường có màu vàng sẫm lại so với lúc ban đầu sau khi sử dụng một thời gian, vậy nên bạn đừng lo lắng nhé!